Bước 1: Tư vấn doanh nghiệp
Chúng tôi tư vấn khách hàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp, lựa chọn tên doanh nghiệp, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật,
Trước khi bắt đầu thực hiện các công việc soạn thảo hồ sơ để thành lập một công ty mới, chủ doanh nghiệp cùng các thành viên cần ngồi lại với nhau để bàn bạc và xác định đầy đủ các thông tin liên quan đến việc thành lập công ty.
1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đầu tiên mà bạn cần phải xem xét và nắm vững. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Những yếu tố chính mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc để lựa chọn loại hình của tổ chức phù hợp: thuế, trách nhiệm pháp lý, khả năng chuyển nhượng, bổ sung, thay thế, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư khác. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.
2. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh của một một doanh nghiệp quy định các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp được phép hoạt động, cũng như các mặt hàng mà doanh nghiệp được phép thể hiện trên hóa đơn giá trị tăng xuất cho người mua hàng. Chính vì thế, bạn cần xác định rõ tất cả các ngành nghề kinh doanh mà công ty sẽ hoạt động trong thời gian tới.
Nếu việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh rắc rối như thế thì chọn hết tất cả luôn có phải khỏe hơn không? Câu trả lời là không. Rất nhiều ngành nghề kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp đạt được một số điều kiện nhất định. Ví dụ ngành Kinh doanh bất động sản cần vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên, hay ngành dịch vụ lữ hành cần Giấy phép kinh doanh lữ hành Quốc Tế…
Ở thời điểm hiện tại, các ngành nghề kinh doanh đều được chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.
3. Đặt tên công ty
Tên công ty là yếu tố liên quan đến việc nhận diện, nhận dạng và mang cả thương hiệu của doanh nghiệp sau này. Khi đặt tên công ty, tốt nhất bạn nên đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với Tên của các công ty đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp” để tra cứu.
4. Xác định địa chỉ trụ sở công ty
Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương, số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Bạn cần lưu ý rằng, căn hộ chung cư (dùng để ở) không thể dùng làm địa chỉ trụ sở công ty để đăng ký kinh doanh.
5. Xác định thành viên/cổ đông góp vốn
Thành viên/cổ đông góp vốn là những người trực tiếp sở hữu công ty kể từ lúc mới thành lập. Bạn cần liệt kê rõ:
- Công ty bạn thành lập có bao nhiêu thành viên/cổ đông góp vốn?
- Số vốn góp của mỗi thành viên/cổ đông là bao nhiêu?
- Tỷ lệ vốn góp của mỗi thành viên/cổ đông là bao nhiêu?
Dĩ nhiên, thành viên/cổ đông có tỷ lệ vốn góp cao nhất sẽ có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất với công ty.
6. Xác định mức vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp đủ trong một thời hạn nhất định (không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp phép hoạt động) và được ghi vào Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ được xác định dựa trên tổng số vốn góp của các thành viên/cổ đông trong công ty.
Bạn cũng lưu ý rằng, mức thuế môn bài hàng năm mà công ty phải đóng được xác định dựa trên mức vốn điều lệ của công ty.
7. Xác định người đại diện pháp luật
Sau khi đã xác định hết những thông tin trên, bạn cần xác định ai sẽ là người đại diện pháp luật của công ty.
Người đại diện theo pháp luật là người do pháp luật hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, để đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch như ký hợp đồng, ký các văn bản hồ sơ thuế….
Thông thường, chức danh của người đại diện theo pháp luật trong công ty có thể là giám đốc, tổng giám đốc, phó giám đốc, phó tổng giám đốc.
8. Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Nhiều ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp các giấy phép đặc biệt, chẳng hạn như Giấy Chứng Nhận Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm đối với ngành sản xuất hàng thực phẩm, Giấy phép xuất nhập khẩu, đối với hoạt động kinh doanh có liên quan đến xuất nhập khẩu.
- Chúng tôi tiếp nhận thông tin thành lập và tư vấn qua các kênh trực tiếp tại văn phòng hoặc trực tuyến qua tổng đài tư vấn.
- Các chuyên viên tư vấn phải trao đổi toàn bộ chi phí thành lập để khách hàng nắm được ngay từ đầu.
———————————————————————-
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT BẢO MINH CHÂU
Hotline: 0988.643.778
Email: tuvan.luatbaominhchau@gmail.com – Website: https://luatbaominhchau.com
Địa chỉ: Số 92 ngõ 355 Đường Xuân Đỉnh, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm Thành Phố Hà Nội, Việt Nam